Bài vừa đăng
Không có dữ liệu
Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng hoạt động y tế tuyến cơ sở”

Chiều ngày 5/12, tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh, Sở Y tế tỉnh Yên Bái phối hợp với Hội Y tế Công cộng Việt Nam tổ chức Hội thảo khoa học “Nâng cao chất lượng hoạt động y tế tuyến cơ sở”.

Toàn bộ Hội thảo

Dự Hội thảo có GS. TS Lê Vũ Anh – Chủ tịch Hội Y tế Công cộng Việt Nam; đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Ths.Bs Lê Thị Hồng Vân – Giám đốc Sở Y tế tỉnh cùng  Ban Giám đốc Sở Y tế; Lãnh đạo các Bệnh viện, Trung tâm tuyến tỉnh, các Trung tâm Y tế huyện, thị xã, thành phố…

 

 

GS.TS Lê Vũ Anh chia sẻ kinh nghiệm tại hội thảo

Hội thảo cũng được nghe chia sẻ của GS. TS Lê Vũ Anh – Chủ tịch Hội Y tế Công cộng Việt Nam về nội dung “Nâng cao chất lượng hoạt động của tuyến y tế cơ sở”.

 

            

Tại Hội thảo các đại biểu đã thảo luận tình hình thực tế tại các địa phương, chia sẻ kinh nghiệm trong hoạt động chuyên môn nhằm nâng cao năng lực y tế cơ sở về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe cho người dân.

 

 

Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh phát biểu tại Hội thảo

Phát biểu tại Hội thảo, Đồng chí Vũ Thị Hiền Hạnh - Phó Chủ tịch UBND tỉnh Yên Bái cũng chia sẻ:

"Nhận thức của Tỉnh và sự quan tâm đầu tư của Tỉnh đối với Công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe của nhân dân đặc biệt là y tế tuyến cơ sở

Trong nhiều nhiệm kỳ vừa qua Yên Bái đã ban hành rất nhiều các Nghị quyết, Đề án, Chính sách liên quan đến công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe của người dân và trong đó đặc biệt quan tâm đến hệ thống y tế cơ sở. Nói riêng trong nhiệm kỳ này thì trong 11 Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh ủy thì có 3 Nghị quyết liên quan đến ngành y tế lĩnh vực bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân chúng ta. Ta nói bảo vệ chăm sóc thì nó rộng hơn. Có một Nghị quyết chuyên đề về công tác bảo vệ và nâng cao công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân. Thứ 2 là Nghị quyết về nguồn nhân lực, trong đó đặc biệt quan tâm đến nhân lực ngành y tế. Và thứ 3 là Nghị quyết chuyển đổi số. Đây tôi nói 3 Nghị quyết chuyên đề của Tỉnh uỷ nó đều liên quan trực tiếp, sát sao đến ngành y tế của chúng ta.

Hội đồng nhân dân thì ban hành 7 Nghị quyết liên quan đến các chính sách để thực hiện các Nghị quyết của tỉnh ủy về lĩnh vực y tế, trong đó có nhiều chính sách liên quan đến công tác dân số, liên quan đến công tác kế hoạch hóa gia đình, liên quan đến vấn đề đào tạo nguồn nhân lực, liên quan đến các đề án,v.v..

Ủy ban nhân dân tỉnh thì ban hành 2 đề án mà tôi cho rằng nó đã bao phủ toàn bộ lĩnh vực ngành y tế đó là Nghị quyết về nâng cao công tác bảo vệ và chăm sóc sức khỏe nhân dân, Nghị quyết thứ 2 là nâng cao chất lượng y tế dự phòng tuyến y tế cơ sở và tôi là người trực tiếp chỉ đạo ban hành 2 đề án này để nó phủ tất cả các mảng của ngành y tế. Và 2 đề án này được bố trí nguồn kinh phí gần 1.500 tỷ đồng, báo cáo GS Lê Vũ Anh là như vậy. Riêng đề án về y tế dự phòng tuyến y tế cơ sở được đầu tư trên 600 tỷ, trong đó trên 50% nguồn lực này dành cho y tế cơ sở và có thể nói 2 nhiệm kỳ vừa qua tỉnh đã bố trí một nguồn lực như theo thống kê là khoảng trên 2.500 tỷ đồng trong công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân. Đầu tư về hệ thống cơ sở hạ tầng, đầu tư về trang thiết bị, đầu tư về vấn đề đào tạo nguồn nhân lực trong ngành y tế. Và hiện nay tiếp tự huy động lồng ghép các nguồn lực ngoài 2 đề án đã có nguồn lực để triển khai thì tỉnh cũng đang lồng ghép các nguồn lực để đầu tư cho ngành y tế của chúng ta.

Riêng về cơ sở hạ tầng thì cũng xin báo cáo với các đồng chí, thực sự so với những năm trước đây bây giờ chúng ta đi đến các xã ở Yên Bái, nhất là mấy xã ở vùng cao vùng xa, cơ ngơi nào chúng ta thấy đẹp nhất, kháng trang nhất? Đó chính là trường học và trạm y tế. Tôi đã đi rất nhiều xã, đến nơi thực sự là những xã đặc biệt khó khăn nhưng các trạm y tế được đầu tư rất là khang trang. Hôm nay chúng ta kêu chúng ta còn thiếu, hạn chế. Tuy còn thiếu còn khó khăn vì Yên Bái chúng ta là 1 tỉnh miền núi nghèo, nằm trong những tỉnh nghèo trong vùng trung du vùng núi phía Bắc, nguồn lực đầu tư chúng ta còn rất hạn chế. Nhưng phải khẳng định rằng tỉnh rất quan tâm đến lĩnh vực y tế, đến công tác chăm sóc và bảo vệ sức khỏe nhân dân, đặc biệt là y tế tuyến cơ sở. Tôi nói thật bây giờ rất ít trạm y tế xập xệ, đến nơi hầu như là khang trang. Vì hiện nay chúng ta có 160/173 trạm y tế đạt chuẩn quốc gia về y tế theo tiêu chí cũ, còn các tiêu chí mới chúng ta đạt trên 70% hơi giảm một chút vì yêu cầu cao hơn. Nhưng như vậy chúng ta thấy tỉnh đã đặc biệt ưu tiên quan tâm đầu tư đến cơ sở hạ tầng, trang thiết bị. Đến các trạm y tế đều có các trang thiết bị tối thiểu nhất được đầu tư, thuốc men,v.v... tương đối đầy đủ ở các trạm y tế. Vấn đề ở các Trung tâm y tế tuyến huyện, các bệnh viện đa khoa tuyến tỉnh các đồng chí thấy những năm vừa qua đã được quan tâm, đầu tư và hiện nay đang phát triển rất là tốt. Nhiều trung tâm tuyến huyện bây giờ đã giải quyết được nhiều bài toán, đã khám chữa bệnh để chúng ta rất hạn chế được việc chuyển tuyến, làm được nhiều kỹ thuật cao. Tôi vẫn theo dõi các trang của tỉnh Văn Yên Trung tâm y tế huyện Văn Yên, huyện Yên Bình, rồi ngay cả Mù Cang Chải cũng đã triển khai được một só kỹ thuật tiên tiến, kỹ thuật cao ngay tại địa phương để không phải chuyển lên tuyến trên.

Còn bệnh viện đa khoa của chúng ta cũng là một trong các bệnh viện có thương hiệu ở vùng trung du miền núi phía Bắc, chúng ta đang xây dựng và đang được Bộ Y tế thống nhất về chủ chương để chúng ta xây dựng bệnh viện đa khoa tỉnh Yên Bái là bệnh viện tuyến cuối của vùng trung du và miền núi phía Bắc, Trung tâm CDC, để tôi nói rằng việc đầu tư cơ sở hạ tầng, đầu tư trang thiết bị. Cái thứ 2 đầu tư về nguồn nhân lực, nhiều nhiệm kỳ vừa qua chúng ta đều có những nghị quyết chuyên đề về đào tạo nguồn nhân lực ở tỉnh Yên Bái. Trong đó có tất cả nhân lực ở các ngành nhưng nhân lực y tế đặc biệt được quan tâm. Chúng ta đã mở rất nhiều lớp từ lớp cử tuyển để giải quyết được vấn đề bác sĩ cho các trạm y tế ở vùng đặc biệt khó khăn. Báo cáo GS Lê Vũ Anh là để có được như hiện nay trên 160 xã là có bác sĩ. Rồi chúng ta đưa đào tạo để có chính sách đào tạo theo liên kết, theo tiêu chí sử dụng. Nếu chúng ta không làm việc với các trường đại học, không có liên kết như vậy thì hiện nay chúng ta không có lực lượng bác sĩ hùng hậu như vậy trên 11,2 bác sĩ/1 vạn dân, 35 giường bệnh/1 vạn dân. Chúng ta có 1 chiến lược để đào tạo nguồn nhân lực cho ngành y tế rất là bài bản, rất là quan tâm. Đào tạo liên kết chỉ sử dụng với Đại học Y Hà Nội, với Học viện Quân Y, với Đại học Y Thái Nguyên, Đại học Y Thái Bình. Chúng ta đều rất chủ động trong việc phối hợp để đào tạo nguồn nhân lực rồi chúng ta dành các nguồn lực để đào tạo chuyên khoa II, chuyên khoa I, thạc sĩ và đặc biệt theo Nghị quyết mới nhất của Hội đồng nhân dân nhiệm kỳ này, chúng ta thấy rằng chúng ta có những chính sách thu hút đào tạo bồi dưỡng rất là lớn, đào tạo 1000 tiến sĩ y khoa tỉnh Yên Bái mặc dù chúng ta khó khăn. Chúng ta sẵn sàng chi trên 500 triệu đồng để thu hút một bác sĩ, 1 tiến sĩ về tỉnh, 1 bác sĩ nội trú khoảng 350 triệu, bác sĩ chuyên khoa II 200 triệu. Hiện nay để thu hút nguồn nhân lực bác sĩ về các trạm y tế chúng ta có chính sách mỗi một bác sĩ về trạm y tế là được 100 triệu-chính sách vừa được ban hành năm ngoái đề thu hút về nguồn nhân lực; ngoài ra còn đào tạo, bồi dưỡng, các đồng chí đi học để được đào tạo-chính sách của tỉnh hỗ trợ bồi dưỡng, đào tạo. Tuy nhiên các chính sách này thì qua tiếp xúc với ngành y tế các đồng chí cũng thấy rằng ta cần quan tâm hơn nữa ví dụ như bác sĩ chuyên khoa I. Vừa qua chúng tôi cũng có nghiên cứu thấy rằng là những năm vừa qua tỉnh đã mở ra một nguồn lực rất là lớn để đào tạo thì cũng đang quan tâm để đào tạo tiếp nguồn nhân lực chất lượng cao nên có thể chính sách vẫn chưa phổ cập hết thì chúng tôi xin tiếp thu y kiến của ngành y tế để tiếp tục nghiên cứu để có chính sách trong thời gian tới, làm sao tốt hơn về nguồn nhân lực. Tôi nói thêm sự quan tâm, lãnh đạo, chỉ đạo của tỉnh đối với lĩnh vực y tế của chúng ta.

Tiếp là y tế cơ sở thì chúng ta đã làm được điều gì:

  1. Báo cáo với các đồng chí, hiện nay chúng ta có 13 phòng khám đa khoa khu vực, 160 trạm y tế tuyến xã với tổng số gần 1.900 cán bộ y tế tuyến xã và y tế thôn bản và trong đó thì 163/173 tức là chiếm 94% số xã có bác sĩ làm việc. Thì trong những năm qua phải nói là y tế cơ sở của chúng ta đã đóng góp hết sức quan trọng vào một số chỉ tiêu như tuổi thọ trung bình người dân Yên Bái, như ban đầu tôi nói một trong những tiêu chí đánh giá chỉ số hạnh phúc. Tuổi thọ trung bình đã nâng từ 69 tuổi lên 74 tuổi và số năm sống khỏe đạt gần 67 tuổi.
  2. Thứ 2 là duy trì tỷ lệ trẻ em dưới 1 tuổi tiêm vacxin hàng năm đạt trên 98%, tỷ lệ người dân tham gia bảo hiểm y tế đạt trên 95%. Nói thêm về việc người dân tham gia bảo hiểm y tế đây là một sự nỗ lực rất lớn của tỉnh, báo cáo với các đồng chí là như vậy. Khi mà Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định 981 tất cả các xã đặc biệt khó khăn khi đạt chuẩn nông thôn mới thì người dân không còn được hỗ trợ bảo hiểm y tế thì chúng tôi cũng rất trăn trở về vấn đề này. Thực sự khi người dân chúng ta ở các xã đặc biệt khó khăn đang được chính sách của Nhà nước hỗ trợ thẻ bảo hiểm thì khi mà đạt chuẩn nông thôn mới thì cắt hết các chính sách này; thì tỉnh cũng trăn trở và nghiên cứu để tham mưu ban hành chính sách riêng của địa phương chuyển Hội đồng nhân dân tỉnh để có chính sách hỗ trợ cho người dân ở vùng đặc biệt khó khăn khi các xã đạt chuẩn nông thôn mới tiếp tục mua thẻ bảo hiểm y tế. Và hiện nay rất là may có nghị định 75 nên là tỷ lệ tham gia bảo hiểm y tế của chúng ta vẫn duy trì kể cả những năm trước khó khăn như vậy chúng ta vẫn duy trì đạt 95% người dân tham gia bảo hiểm y tế. Đây là một dấu hiệu hết sức là quan trọng để thực hiện nhiệm vụ bảo vệ và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân và số lượng người dân đến khám chữa bệnh bảo hiểm y tế tại tuyến y tế cơ sở đạt trên 64%. Và hôm nay các đồng chí nói rất nhiều về công cuộc phòng chống dịch và tôi cũng rất tâm huyết với 1 nhóm tác giả, các đồng chí nghiên cứu về tác động trong công tác lãnh đạo chỉ đạo phòng chống dịch. Thì tôi có lẽ cũng là người mà sát cánh với ngành y tế nhiều nhất trong công tác phòng chống dịch. Khi về làm Phó Chủ tịch UBND tỉnh, điều ấn tượng nhất là 2 năm lăn lội cùng các đồng chí trong công tác phòng chống dịch và hiểu hơn ai hết về công tác phòng chống dịch ở tỉnh Yên Bái và hôm nay thì cũng rất là xúc động khi các đồng chí đã thống kê lại những kết quả đạt được của chúng ta trong công tác phòng chống dịch. Phải nói rằng, đầu tiên đó là Yên Bái chúng ta đã ban hành một bộ hệ thống các văn bản lãnh đạo, chỉ đạo nó rất phù hợp, linh hoạt và rất đồng bộ từ tỉnh đến cơ sở thực hiện theo đúng chỉ đạo của TW, nhưng chúng ta cũng áp dụng một cách linh hoạt phù hợp với điều kiện tình hình của tỉnh Yên Bái để chúng ta triển khai rất là hiệu quả. Bên cảnh đó, chúng ta đã làm rất tốt công tác tuyên truyền để cho cả hệ thống chính trị, tất cả người dân cùng tham gia vào công tác phòng chống dịch. Tôi thật sự rất cảm động, có lẽ chưa bao giờ chúng ta huy động cái sự đồng lòng của người dân như công tác phòng chống dịch, trên dưới đồng lòng. Cả hệ thống chính trị vào cuộc như một, chỉ một văn bản chỉ đạo, một lệnh chỉ đạo là ở dưới thực hiện rất răm rắp và người dân thực hiện rất nghiêm túc rất đồng lòng những quan điểm chỉ đạo của tỉnh. Đấy và chúng ta đã làm rất tốt công tác tuyên truyền.
  3. Thứ 3 nữa là công tác tiêm vacxin, Yên Bái chúng ta cũng là một trong những địa phương mặc dù là tỉnh núi vùng cao nhưng chúng ta cũng rất nhanh trong việc bao phủ tiêm văcxin. Có thể nói là suốt ngày, suốt đêm cả hệ thống chính trị vào cuộc và chúng tôi nắm được tiến độ hàng ngày tiêm bao nhiêu mũi để nhắc các đơn vị tiêm chậm, nên chúng ta rất thành công trong công tác tiêm văcxin
  4. Thứ 4 chúng ta đã huy động được cả hệ thống vào cuộc trong phòng chống dịch. Chúng ta có hơn 5000 người tham gia trực tiếp vào quá tình phòng chống dịch từ lực lượng công an, quân đội, y tế và chúng ta có hàng chục ngàn người tham gia vào các tổ covid cộng đồng. Phải nói là đến nay chúng ta rất tự hào là một tỉnh thành công rất tốt trong công tác phòng chống dịch vì khi dịch bùng phát xảy ra thì tỷ lệ tiêm văcxin của tỉnh Yên Bái đã hơn 95% nên tác động, ảnh hưởng của dịch đối với tỉnh chúng ta là không quá lớn. Người dân chết không nhiều. Chúng ta chỉ có ít những người chết do ảnh hưởng của dịch covid nhưng là do tuổi cao, mắc nhiều bệnh nền chú còn người khỏe mạnh chết vì covid là không có. Chúng ta bao phủ văcxin rất là nhanh nên tắc hại, thiệt hại của chúng ta về phòng chống dịch là không lớn nên các doanh nghiệp của Yên Bái vẫn sản xuất kinh doanh bình thường. Và khi làm việc với các Bộ ngành TW thì đều đánh giá Yên bái rất cao, là 1 trong những tỉnh phòng chống dịch. Để đạt được kết quả đó, thì đầu tiên phải nói là lực lượng cán bộ ở ngành y tế và đặc biệt là y tế cơ sở. Các đồng chí đã rất vất vả, đã ngày đêm lăn lội không quản khó khăn gian khổ. Mỗi lần nhắc đến phòng chống dịch thực sự trong lòng chúng tôi luôn luôn dâng trào cảm xúc có lẽ cả đời này không bao giờ quên, rất cảm động rất xúc động và đánh giá nỗ lực rất cao của cán bộ nhân viên ngành y tế. Khi chứng kiến các đồng chí sẵn sàng bỏ con nhỏ để tham gia phòng chống dịch hỗ trợ các tỉnh bạn. Tham dự các buổi chia tay tôi thấy cảm động lắm. Để con nhỏ ở nhà, các đồng chí sẵn sàng, lúc đó hi sinh đi vào những nơi vùng khó khăn nhất vào những miền Nam, những tâm dịch khốc liệt nhất. Ngoài hỗ trợ chống dịch ở tỉnh chúng ta còn đi hỗ trợ các tỉnh bạn. Tôi đánh giá rất cao hệ thống y tế của chúng ta và đặc biệt tuyến y tế cơ sở.

Tồn tại và hạn chế

Tuy nhiên cũng phải khẳng định rằng hệ thống y tế cơ sở của chúng ta đến thời điểm này còn rất nhiều khó khăn như các đồng chí đã biết. Về cơ sở hạ tầng, chúng ta cũng đã quan tâm đầu tư nhưng nó chưa đáp ứng được với yêu cầu thực tế đòi hỏi trong giai đoạn hiện nay và nhất là chúng ta nói về y tế cơ sở hết sức là quan trọng. Nhưng cái đầu tư của chúng ta-trang thiết bị về cơ sở hạ tầng chưa đáp ứng được yêu cầu đặc biệt là vấn đề nhân lực. Nói gì thì nói, báo cáo với các đồng chí nhân lực là yếu tố quan trọng nhất. Cơ sở vật chất, cơ sở hạ tầng chúng ta có tiền chúng ta có thể đầu tư và đầu tư rất nhanh được, nhưng con người, vấn đề về con người, vấn đề đào tạo về con người ở tuyến y tế cơ sở này thì chúng ta còn nhưng khó khăn nhất định. Chúng ta chưa đáp ứng được so với yêu cầu. Mặc dù tỉnh có rất nhiều chính sách về đào tạo, về thu hút về bồi dưỡng, nhưng thực sự thu hút được nguồn bác sĩ về tuyến y tế cơ sở của tỉnh Yên Bái của chúng ta nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao thì cũng còn rất khó khăn. Có trả cho các đồng chí vài trăm triệu các đồng chí cũng sẵn sàng đền bù lại để đi các tỉnh khác hoặc đào tạo liên kết các địa chỉ sử dụng mà sử phạt gấp 3 lần nếu các đồng chí không về công tác tại địa phương nhưng cũng có nhiều trường hợp sẵn sàng nộp tiền phạt để rút hồ sơ đi địa phương khác. Đấy cũng là những cái khó khăn, những cái trăn trở của tỉnh Yên Bái đối với hệ thống y tế cơ sở. Thứ 2 là lương đối với cán bộ y tế nhất là y tế cơ sở còn thấp chưa đáp ứng được nhu cầu. Vấn đề này chúng ta sẽ tiếp tục kiến nghị với Đảng và Nhà nước với Quốc Hội."

Bên cạnh đó, đồng chí Phó chủ tịch UBND tỉnh cũng yêu cầu trong thời gian tới ngành y tế tỉnh và các bên liên quan thực hiện một số nội dung:

  1. Để nâng cao công tác bảo vệ chăm sóc sức khỏe nhân dân cũng như là tuyến y tế cơ sở, đề nghị các đồng chí tiếp tục nghiên cứu, rà soát, tập trung và ưu tiên bố trí nguồn lực và có kế hoạch để nâng cao năng lực hệ thống y tế nhất là y tế dự phòng và y tế cơ sở. Hôm nay chúng ta đã chỉ ra là y tế dự phòng và y tế cơ sở của chúng ta có rất nhiều tồn tại và hạn chế vậy ngành y tế phải làm gì, chúng ta phải bàn với nhau thật kỹ. Bây giờ chúng ta thấy tồn tài, thấy hạn chế chúng ta phải bàn nhau ngay, vậy chúng ta phải giải quyết những cái khó khăn, chúng ta khắc phục bằng cách nào? Ngành y tế làm được gì? Những cái gì thuộc thẩm quyền của ngành y tế? Thì các đồng chí phải chủ động tham mưu cho Ủy ban, tham mưu cho Tỉnh ủy, tham mưu cho Hội đồng để cấp chính quyền vào cuộc cùng lãnh đạo triển khai. Chứ bây giờ chúng ta không nói, chúng ta cứ kêu năm này cũng bảo thiếu cái này, sang năm cũng thế và sang năm năm nữa vẫn là vấn đề khó khăn như vậy. Vậy chúng ta phải giải quyết như thế nào? Thì tôi nghĩ ngành y tế các đồng chí cũng phải đào sâu hơn nữa để ngày trong năng lực của ngành chúng ta làm gì? Trước khi chúng ta đề xuất, chúng ta phải tự mình trả lời câu hỏi mình phải làm gì? mình phải giải quyết ra sao? Ngay trong hệ thống 3000 con người của chúng ta, chúng ta cùng khắc phục như thế nào. Về phía tỉnh thì chúng tôi sẽ luôn quan tâm, đồng hành cùng hỗ trợ với các đồng chí để giải quyết những cái tồn tại, khó khăn của ngành y tế. Và trong năm qua các đồng chí có thể thấy không phải chúng tôi chỉ nói suông, đã có nhiều cuộc đối thoại với các đồng chí để nghe các đồng chí phản ánh nhưng tồn tại khó khăn gì để tỉnh có vấn để giải quyết được chúng tôi giải quyết ngay. Có những vấn đề vượt thẩm quyền thì sẽ báo cáo Quốc hội, báo cáo Chính phủ cũng để giải quyết những bài toán, nhất là vấn đề phục vụ vừa qua. Những vấn đề thiếu thuóc, trang thiết bị thì tỉnh Yên Bái vào cuộc với các đồng chí rất quyết liệt để chúng ta giải quyết khó khăn ngành y tế. Tôi cũng đề nghị ngành phải hết sức chủ động trong việc này.
  2. Thứ 2 chúng ta tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền để thu hút, tuyển dụng nguồn nhân lực cho ngành y tế của chúng ta. Chính sách chúng ta đã có rất nhiều, ngành cũng cùng tỉnh có trách nhiệm để làm tốt công tác tuyên truyền chúng ta thu hút nguồn nhân lực và tiếp tục đào tạo bồi dưỡng để chúng ta có nguồn nhân lực tốt nhất đặc biệt nguồn nhân lực cho y tế dự phòng và y tế cơ sở.
  3. Thứ 3 cùng cố phát triển mạng lưới truyền thông giáo dục sức khỏe và đổi mới mạnh mẽ phương thức hoạt động của y tế cơ sở theo hướng chú trọng phòng bệnh, nâng cao sức khỏe và sàng lọc phát hiện sớm bệnh tật. Thực hiện quản lý sức khỏe người dân tại gia đình ở cộng đồng và thực hiện có hiệu quả mục tiêu người dân đểu được theo dõi sức khỏe toàn diện. Tôi đi với Sở tôi thấy rằng vẫn còn những cái hạn chế, các trạm y tế của chúng ta cũng được đầu tư khang trang, máy móc hiện đại nhưng số lượng người dân đến khám- các đồng chí cứ đi mà xem là nó chư nhiều, chưa hiệu quả. Và cái y tế dự phòng nếu các trạm y tê slafm hết chứng năng thì tôi nghĩ rằng chúng ta nhiều việc không có thời gian lúc nào rảnh rỗi. Nhưng tôi thấy cái chức năng dự phòng của chúng ta chưa được chú trọng, chưa tuyên truyền, chưa quan tâm, chưa làm tốt công tác chăm sóc sức khỏe ban đầu. Ngành y tế phải nghiên cứu vấn đề này để quan tâm hơn nữa.

 

 

0 / 5 (0Bình chọn)
Bình luận
Gửi bình luận
Bình luận